Người Kalasha (hay còn gọi người Kalash), cư trú ở thung lũng Kalasha, thuộc đất nước Pakistan. Họ là tộc người Dardic bản địa.
Trong khi người Pakistan cùng hầu hết các bộ tộc ở đất nước này có màu da ngăm, đen, thì bộ tộc ít người Kalasha, lại có làn da trắng bóc, khác biệt hoàn toàn.
Thậm chí, nhiều người còn có đôi mắt xanh biếc như người châu Âu. Họ nói ngôn ngữ cũng riêng biệt, đặc trưng vùng Ấn-Iran.
Họ được biết đến là bộ tộc có AND hiếm có. AND của họ không giống của người châu Âu, nhưng bộ dạng của họ quả thực khó phân biệt với người châu Âu.
Bộ tộc này hiện chỉ có khoảng 3.000 người, và số lượng cư dân của bộ tộc vẫn đang bị đe dọa bởi nhiều dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả, khiến số lượng cư dân nhiều năm qua không có sự tăng trưởng.
Theo truyền thuyết, họ là hậu duệ của đội quân của Alexandre Đại đế. Đội quân này đi qua vùng Pakistan, sống với phụ nữ bản địa, và để lại hậu duệ giống hệt người châu Âu hiện đại.
Tuy nhiên, họ không có tính cách thiện chiến của tổ tiên, mà là những người sống giản dị, yêu đời, yêu hòa bình, rất lạc quan.
Điều buồn cười là, trong khi họ được một tạp chí bình bầu là bộ tộc hạnh phúc nhất hành tinh, nhưng lại hiếm khi gặp một phụ nữ Kalasha nở nụ cười. Đặc biệt, họ càng ít cười khi gặp đàn ông.
Hình thức bên ngoài của các cô gái Kalasha rất xinh đẹp, rạng ngời, thậm chí là quý phái, song thực tế, họ rất vất vả, thậm chíu nghèo đói.
Họ là những nông dân, hàng ngày chật vật với miếng ăn. Đàn ông chăn nuôi, chủ yếu là chăn dê ở trong rừng, còn phụ nữ quán xuyến gia đình, trồng trọt, lấy củi.
Ngôi nhà của họ cũng rất đặc trưng, được làm bằng gỗ, xếp bằng đá. Những ngôi nhà nằm bên vách đá, thậm chí được khoét sâu vào trong núi.
Bộ tộc Kalasha có nhiều phong tục hết sức kỳ quặc. Trong làng có một ngôi nhà lớn, rất đặc trưng, gọi là bashelini, là nơi trú ngụ bắt buộc của những phụ nữ “đến tháng”, kể cả khi đã có chồng, con. Phụ nữ phải ở trong ngôi nhà này cho đến hết kỳ kinh.
Đây cũng là ngôi nhà mà phụ nữ đến để sinh đẻ. Khi nào đẻ xong, thì phải thực hiện một nghi lễ quan trọng, có tên là “tinh khiết”.
Người chồng đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ này, giúp vợ rửa sạch thể xác lẫn tâm hồn. Thực hiện xong nghi lễ, họ mới được bế con về nhà.
Mặc dù sinh sống ở đất nước rất hà khắc về hôn nhân, tình dục và bất bình đẳng hàng đầu thế giới, nhưng người Kalasha lại hoàn toàn ngược lại. Họ coi trong tự do hôn nhân, và rất thoáng trong chuyện tình dục.
Đôi trai gái nào thích nhau, họ sẽ quan hệ tình dục thoải mái, mà không chịu sự quản lý hoặc ràng buộc đạo đức nào. Họ tự do kết hôn và không hợp thì lập tức bỏ nhau để đi tìm đối tượng mới.
Khi vợ chồng chưa bỏ nhau, mà người phụ nữ thích người đàn ông khác, thì họ có quyền bỏ trốn khỏi gia đình, đi theo người đàn ông kia, mà không chịu sự chỉ trích nào.
Việc bỏ trốn gia đình đi theo người đàn ông khác thậm chí đã trở thành nét văn hóa trong một lễ hội có tên Joshi. Tại lễ hội này, phụ nữ có thể tìm người tình ngoài chồng.
Tuy vậy, nếu người tình mới muốn lấy người phụ nữ đã có chồng, thì phải thực hiện thủ tục bồi hoàn.
Theo đó, người phụ nữ này sẽ viết một lá thư, thông báo với người tình mới về tình trạng hôn nhân của mình, cùng việc bồi hoàn lễ vật.
Nếu người chồng cũ từng bỏ sính lễ 1 con bò để cưới vợ, thì người tình mới phải trả cho chồng cũ của người phụ nữ này 2 con bò, nếu muốn làm chồng của cô.
Nếu không có 2 con bò, thì họ chỉ có thể hẹn hò với nhau, chứ không được công nhận là vợ chồng chính thức.
Nếu chú rể mới không hoàn lại lễ vật gấp đôi, thì giữa các gia tộc sẽ xảy ra mâu thuẫn. Gia tộc các bên sẽ họp bàn, và tìm cách giải quyết trong hòa bình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét